Cho bé ngồi sớm có sao không?

Tập ngồi là một bước phát triển quan trọng của trẻ sơ sinh. Có rất nhiều cách hỗ trợ để tập ngồi cho bé. Tuy nhiên, mẹ nên hết sức cẩn thận. Vì tập ngồi sai cách, sai lúc có thể dẫn đến thương tổn cột sống. Vậy, mẹ đã biết cách tập ngồi cho bé đúng?

Cho bé ngồi sớm có sao không?

Vì bố mẹ nào cũng luôn lo lắng về việc con phát triển chậm hơn so với các bạn đồng trang lứa, nên “Có nên cho bé ngồi sớm hay không?” là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc bố mẹ. Tuy nhiên, việc ép bé tập ngồi sớm khi chưa đến thời điểm thích hợp không những không đem lại lợi ích gì, mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé.

Trong giai đoạn còn ở trong bụng mẹ, xương của bé sơ sinh còn rất mềm và yếu. Sau khi chào đời, bộ xương của bé mới bắt đầu phát triển dần, trở nên dài ra và cứng cáp hơn theo thời gian. Đó là lý do xương trẻ sơ sinh rất yếu, thiếu độ cứng và đàn hồi. Lúc này, cơ bắp của bé chưa phát triển hoàn toàn, xương yếu nên sẽ dễ dàng bị biến dạng nếu chịu phải những tác động không phù hợp.

Do đó, việc tập cho bé ngồi sớm có thể tác động tiêu cực tới sự phát triển xương cột sống của bé.

XEM THÊM:  Giường cũi trẻ em hai tầng Joie Kubbie Sleep Foggy Gray

Vậy khi nào bố mẹ nên cho bé tập ngồi?

Ở giai đoạn 4 tháng tuổi, phần cổ và đầu của trẻ đã trở nên cứng cáp hơn. Lúc này, bố mẹ có thể cho bé bắt đầu tiếp xúc với các bài tập giúp hỗ trợ cho việc tập ngồi như ngầng cao đầu và giữ đầu ngước lên khi lẫy. Sau đó, con sẽ dần dần sử dụng hai cánh tay của mình để nâng người lên. Đây được coi là giai đoạn thích hợp để cho bé tập ngồi.

Khi lên 5 tháng tuổi, đa số các bé đều có thể tự ngồi mà không cần quá nhiều sự hỗ trợ từ người lớn. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên ở bên để giúp đỡ bé khi cần thiết.

Đến thời điểm 7-8 tháng tuổi, hầu hết các bé đều có thể tự mình ngồi một cách vững vàng mà không cần đến sự giúp đỡ của người lớn, thậm chí vừa ngồi vừa cử động tay theo ý thích và với lấy những đồ vật xung quanh.

Bố mẹ cần lưu ý những gì khi cho bé tập ngồi?

Bố mẹ có thể tham khảo những lời khuyên dưới đây để đảm bảo quá trình tập ngồi của bé luôn diễn ra an toàn, hạn chế tối đa các tình huống gây nguy hiểm cho con:

  • Khi giữ bé trong lòng, bố mẹ nên để bé ngồi và tựa lưng vào bố mẹ.
  • Để tránh những tổn thương trong trường hợp bé bị ngã, bố mẹ có thể đặt nhiều gối và chăn xung quanh vị trí con ngồi.
  • Khi bé bắt đầu hơi ngả người, thay vì vội vàng dựng bé dậy, bố mẹ nên để cho con tự chủ động điều chỉnh cơ thể để ngồi thẳng lại như ban đầu. Nhờ đó, các cơ bắp cạnh sườn của bé được củng cố vững chắc hơn. Sau khoảng 30 giây mà chưa thấy bé tự ngồi dậy được, bố mẹ mới nên hỗ trợ con.
  • Bố mẹ có thể cho bé tập ngồi khoảng 10-15 phút mỗi ngày.
  • Luôn đảm bảo vị trí ngồi của trẻ bằng phẳng và an toàn.
  • Bố mẹ có thể luyện cho bé tập ngồi bằng cách đặt bé lên bụng mình, đồng thời dùng tay và đùi để đỡ trẻ, nắm chắc đôi tay của trẻ rồi dần dần thả tay ra để con tự ngồi. Hãy thực hiện động tác này khoảng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần kéo dài khoảng 10 phút cho tới khi con có thể ngồi vững mà không cần quá nhiều sự hỗ trợ từ bố mẹ.
XEM THÊM:  Máy Hút Sữa Điện Đôi Resonance 3 Plus Fatzbaby

Vì mỗi bé có thể đạt những cột mốc phát triển ở những thời điểm khác nhau, nên bố mẹ không nên quá lo lắng khi thấy bé chưa biết ngồi như các bạn đồng trang lứa.