Tại sao trẻ sơ sinh ngủ nhiều: Bố mẹ có nên lo lắng?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều đôi khi khiến những bậc bố mẹ, nhất là những người làm mẹ lần đầu có chút lo lắng. Trẻ mới sinh có thể ngủ bất cứ lúc nào trong ngày. Vậy bé ngủ nhiều có tốt không? Khi bé ngủ nhiều có nên đánh thức bé dậy để bú không?

Nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh

Trung bình tổng thời gian ngủ của một em bé sơ sinh là khoảng 16-20 giờ/ ngày và sẽ ngắn lại khi trẻ lớn lên. Giống với người lớn, trẻ nhỏ có 2 loại giấc ngủ:

  • Giấc ngủ nhanh (hay còn gọi là ngủ nông): trong giấc ngủ này, một nửa thời gian ngủ của trẻ sơ sinh là ngủ không sâu giấc, mắt trẻ cử động nhanh theo chiều trước – sau;
  • Giấc ngủ chậm (hay còn gọi là ngủ sâu) kéo dài khoảng 8 tiếng/ngày và có 4 giai đoạn:
    • Giai đoạn 1: Cảm giác buồn ngủ đến mức ngủ gật. Mí mắt trẻ sụp xuống hoặc chớp liên tục
    • Giai đoạn 2: Ngủ mơ màng, trẻ có thể động, vặn mình hoặc giật mình.
    • Giai đoạn 3: ngủ sâu, không cử động và im lặng;
    • Giai đoạn 4: ngủ rất sâu, im lặng và không cử động.

Trên thực tế, tổng thời gian ngủ của trẻ sẽ được chia cho những giấc ngủ ngắn ban ngày và một giấc ngủ dài ban đêm. Nếu trẻ ngủ nhiều vào ban ngày thì tối trẻ sẽ ngủ ít đi. Có những trẻ có thể ngủ liên tục 10 giờ đồng hồ nhưng có một số chỉ ngủ được 2-4 tiếng. Nếu muốn biết trẻ ngủ đủ hay không, bố mẹ cần quan sát tốc độ phát triển, tăng cân của trẻ.

XEM THÊM:  Thùng rác treo tủ bếp nhà tắm 9L, có nắp thông minh, móc cài hoặc dán tường

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ nhiều?

Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh có thể ngủ từ 16-20 giờ một ngày và chia đều cho các giấc trong ngày. Mỗi giấc có thể kéo dài từ 2-3 giờ và không theo quy tắc nào cả.

Giấc ngủ mang lại rất nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ như phát triển hệ thần kinh và cảm xúc. Trong lúc trẻ ngủ cơ thể sẽ sản xuất hormone tăng trưởng có ích cho sự phát triển xương và cơ bắp của trẻ. Vậy nên trẻ ngủ nhiều không đáng lo ngại.

Trừ khi có những triệu chứng khác thường, trẻ ngủ nhiều là một điều bình thường. Một số lý do phổ biến của việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều là:

  • Trẻ đang rơi vào một mốc phát triển hoặc nhảy vọt nào đó.
  • Trẻ bị ốm nhẹ, ví dụ như cảm lạnh
  • Trẻ vừa tiêm phòng.
  • Trẻ mất ngủ trước đó do bị ốm, hô hấp kém, khó thở.
  • Ngoài ra, trẻ sơ sinh ngủ nhiều cũng có thể do bị vàng da hoặc ăn không đủ no
  • Ở một số trường hợp liên quan đến bệnh lý của trẻ, khiến trẻ ngủ quá nhiều, sẽ dễ gây ra tình trạng bị rối loạn nhịp thở và nhịp tim.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú có sao không?

Do dạ dày còn nhỏ nên mỗi lần bú trẻ sẽ chỉ uống được khoảng 90ml sữa trong khi nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lên đến 600ml nên trẻ rất nhanh đói. Đó chính là lý do vì sao sau khoảng 2-3 tiếng trẻ sẽ tỉnh dậy đòi bú mà không cần đánh thức. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngủ một giấc dài lên đến 4-5 tiếng đồng hồ không dậy bú, vậy trẻ sơ sinh ngủ nhiều có nên đánh thức?

XEM THÊM:  Sữa Enfamil Enspire Infant Formula 850g (0-12 tháng)

Nếu trẻ ngủ giấc dài nhưng vẫn phát triển tốt và lên cân hợp lý thì bố mẹ vẫn nên để trẻ bú theo nhu cầu nhưng không nên để trẻ ngủ lâu quá mà không cho bú. Đặc biệt, với những trẻ nhẹ cân, non tháng thì việc đánh thức trẻ dậy để bú là cần thiết. Tùy vào tháng sinh của con mà mẹ có thể điều chỉnh lịch bú cho trẻ cứ cách mỗi 2-4 tiếng/lần.

Cách đánh thức trẻ

Một số trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít nên cần bố mẹ đánh thức dậy. Dưới đây là một số cách bố mẹ có thể áp dụng gọi trẻ dậy:

Chạm vào trẻ

Cách này khá là đơn giản để đánh thức trẻ. Bố mẹ chỉ cần chạm nhẹ vào cánh tay, mát trẻ hoặc có thể lâu má trẻ nhẹ nhàng bằng khăn ướt.

Bỏ quấn kén

Một số bố mẹ quấn kén cho trẻ sơ sinh không bị giật mình và ngủ sâu hơn. Trong trường hợp này, bố mẹ có thể bỏ khăn quấn ra để trẻ thức giấc. Nếu không dùng kén thì bố mẹ có thể thay bỉm để trẻ thức giấc.

Nghe nhạc, bật đèn

Mở nhạc nhẹ nhàng cũng là một cách để gọi trẻ dậy. Bố mẹ có thể mở nhạc kết hợp với bật đèn với cường độ sáng vừa phải để trẻ thức dậy dần dần. Tuyệt đói không mở ánh sáng quá mạnh hay nhạc quá lớn bố mẹ nhé.

XEM THÊM:  Bỉm tã dán Huggies Dry size L 68 miếng (9 – 14kg)

Cho trẻ bú mẹ

Khi lại gần vú mẹ để bú, trẻ theo phản xạ sẽ mở miệng ra và bắt đầu thức giấc.

5. Một số lưu ý đối với giấc ngủ của trẻ

Vì có vai trò quan trọng với sự phát triển của trẻ sơ sinh nên bố mẹ phải rất cẩn thận trong việc tạo một môi trường ngủ lành mạnh cho trẻ:

  • Cho trẻ nằm ngửa khi ngủ thay vì nằm sấp.
  • Không đắp nhiều chăn, khăn hay trùm kín mít phần đầu khi trẻ ngủ vì có thể gây ngạt thở.
  • Các vật dụng trên giường như chăn, gối, màn cần sắp xếp gọn gàng.
  • Phòng ngủ của trẻ phải sạch sẽ, thoáng mát và tránh xa khói bếp.
  • Để trẻ ngủ một giấc lâu vừa đủ và đánh thức trẻ dậy để bú.

Không phải đứa trẻ nào cũng giống nhau, có em bé sơ sinh ngủ nhiều nhưng cũng có những em bé ngủ ít. Vậy nên bố mẹ không nên lo lắng quá nếu thấy trẻ có khác biệt không nhiều so với các bạn cùng tuổi. Mebeshop mong rằng qua bài viết này bố mẹ sẽ có câu trả lời cho việc tại sao trẻ sơ sinh ngủ nhiều cũng như biết cách chăm sóc trẻ tốt hơn.