Cách dạy trẻ gọi cứu trợ khẩn cấp khi gặp phải tình huống nguy hiểm

Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều tình huống không mong muốn có thể xảy ra cho con trẻ. Do đó, chúng ta cần trang bị, hướng dẫn cho trẻ em cách gọi cấp cứu khẩn cấp trong một số tình huống nguy hiểm. Bài viết dưới đây, mebeshop sẽ chia sẻ cho bạn cách dạy trẻ em gọi cấp cứu khẩn cấp khi gặp phải tình huống nguy hiểm. Cùng theo dõi nhé!

Định nghĩa thế nào là khẩn cấp

Trẻ nhỏ rất khó định nghĩa được thế nào là khẩn cấp nên rất cần bố mẹ giải thích dần dần trước khi vụ việc thực sự xảy đến. Những trường hợp được coi là khẩn cấp như: cháy nhà, có người thân bị ngất lay không tỉnh hoặc có kẻ lạ và nhà. Lưu ý, bố mẹ nên giải thích với trẻ rằng những điều này sẽ không xảy ra hằng ngày để trẻ không hoang mang hay lo lắng quá. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần biết vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của trẻ.

Giải thích các số điện thoại khẩn cấp

Bố mẹ nên giới thiệu cho trẻ các số điện thoại khẩn cấp tùy vào từng trường hợp. Ví dụ, 114 là đầu số gọi cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn, 115 là đầu số gọi cấp cứu về y tế. Để trẻ hiểu rõ hơn tại sao lại nên gọi những số này thì bố mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ biết qua những số điện thoại này trẻ có thể gặp được ai và họ sẽ giúp đỡ trẻ thế nào.

XEM THÊM:  Máy hâm sữa Chicco điện tử 7390

Định nghĩa thế nào là không khẩn cấp

Với nhiều trẻ, định nghĩa khẩn cấp khá mơ hồ. Đôi khi, thú cưng của trẻ đột nhiên biến mất cũng khiến trẻ lo lắng. Chính vì thế, bố mẹ cần giải thích khi nào không được coi là khẩn cấp để trẻ không làm phiền các số điện thoại trên chỉ để xử lý những việc nhỏ nhất.

Giới thiệu từng bước gọi cứu trợ khẩn cấp

Với trẻ nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn mầm non, hướng dẫn trẻ từng bước sẽ giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn. Ví dụ, bố mẹ có thể nói: “Bước 1: con cần xác định rõ thế nào là khẩn cấp. Bước 2: con cần tìm số điện thoại để gọi.” Đặc biệt, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ kỹ lưỡng cách cung cấp thông tin cho bên cấp cứu. Thông thường, trẻ nên trả lời được những câu hỏi cơ bản như: Trẻ đang gặp vấn đề gì?, Trẻ sống ở đâu?, Ai đang cần hỗ trợ? và Tại sao họ lại cần hỗ trợ.

Tập dượt khi có vấn đề khẩn cấp xảy ra

Bố mẹ có thể ngắt điện thoại trong nhà và cho trẻ tập dượt gọi điện khi có vấn đề khẩn cấp xảy ra. Trẻ cần phải tập cách bấm số, học cách trả lời những câu hỏi cần thiết và biết cách làm theo hướng dẫn của bên hỗ trợ cấp cứu. Đặc biệt, bố mẹ cần lưu ý trẻ nghe và làm theo toàn bộ hướng dẫn của các cô chú làm cấp cứu rồi mới được nhấc máy.

XEM THÊM:  Máy hút sữa Ichiko Nhật Bản

Chuẩn bị trước cho các tình huống khẩn cấp

Bên cạnh việc cho trẻ tập dượt tình huống khẩn cấp, bố mẹ cũng cần chuẩn bị bố trí lại nhà cửa để trẻ dễ dàng xử lý khi những tình huống này xảy ra như

  • Đánh dấu các phím số để gọi khẩn cấp trên điện thoại.
  • Dán danh sách các số điện thoại quan trọng như: số điện thoại của bố mẹ, ông bà, bác sĩ để bên cấp cứu đến có thể nhìn thấy và liên hệ.
  • Hướng dẫn trẻ nơi để và cách sử dụng của các bộ sơ cứu cơ bản.

Trang bị sớm cho trẻ những kiến thức này sẽ giúp trẻ vượt qua những tình huống nguy cấp cho dù không có bố mẹ ở bên. MEBESHOP mong rằng qua bài viết này, bố mẹ đã biết cách dạy trẻ gọi cứu trợ khẩn cấp khi không may gặp phải tình huống nguy hiểm.