Nuôi thú cưng thế nào khi nhà có trẻ nhỏ: 7 lưu ý bố mẹ cần nắm rõ!

Nuôi thú cưng trong nhà sẽ giúp mọi người thêm nhiều niềm vui hơn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn cũng không nên bỏ qua một vài lưu ý trước khi mang thú cưng về nuôi.

Thú cưng là một người bạn tốt của trẻ nhỏ. Nuôi thú cưng trong nhà có thể đem đến cho bạn và trẻ nhiều niềm vui. Trước khi quyết định nuôi một loại động vật, bạn nên tìm hiểu kỹ hơn về chúng. Ngoài ra, chăm sóc thú cưng có thể tốn khá nhiều thời gian và chi phí. Do đó, tốt hơn hết bạn nên suy nghĩ kỹ chứ không phải do cảm giác nhất thời.

Nuôi thú cưng trong nhà có lợi ích gì?

Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc nuôi thú cưng trong nhà có thể dạy cho trẻ nhiều bài học vô cùng hữu ích từ rất sớm mà không phải trường lớp nào cũng dạy được cho trẻ, đó là:

  • Hiểu được trách nhiệm và cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được nuôi nấng, chăm sóc, bảo vệ và yêu thương sinh vật khác nhỏ bé hơn mình;
  • Khám phá thế giới tự nhiên thông qua việc nuôi dưỡng động vật, hiểu được ý nghĩa sự tồn tại của động vật và mối liên kết giữa động vật với môi trường;
  • Việc chơi đùa và chia sẻ với thú cưng giúp trẻ biết quan tâm và đồng cảm với người khác ngoài bản thân;
  • Thú nuôi có thể trở thành một người bạn thân thiết, tạo nên một tình bạn đẹp;
  • Việc chơi đùa cùng thú cưng giúp trẻ cảm thấy vui vẻ, thoải mái, giúp trẻ học được cách thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của mình, từ đó biết cách chia sẻ với người khác;

Dạy trẻ cách chăm sóc và chơi cùng thú cưng

Trẻ nhỏ có thể rất yêu mến người bạn nhỏ của mình, tuy nhiên nếu bố mẹ không hướng dẫn trẻ cụ thể cách chăm sóc và đối xử với chúng thì rất có thể con sẽ làm sai. Động vật có bản năng của chúng, vì vậy nếu cách đối xử không phù hợp thì có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Để trẻ chơi với thú cưng một cách an toàn, bố mẹ hãy dạy cho trẻ những điều cơ bản dưới đây:

  • Dạy trẻ tiếp xúc nhẹ nhàng với thú cưng: vuốt ve chậm rãi khi thú cưng có thái độ hợp tác và tránh tiếp xúc khi chúng đang sợ hãi hoặc giận dữ;
  • Khi trẻ đã đủ cứng cáp và tư duy chín chắn hơn, bố mẹ có khuyến khích trẻ cùng tham gia các hoạt động chăm sóc thú cưng như dắt thú cưng đi dạo, cho chúng ăn, tắm rửa cho thú cưng,…;
  • Dạy trẻ giữ vệ sinh khi chơi với thú cưng: không để cho thú cưng liếm lên mặt và mỗi khi chơi cùng thú cưng xong phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng sát khuẩn;
XEM THÊM:  Những cách làm đồ chơi theo phương pháp Montessori đơn giản

Lưu ý về việc nuôi thú cưng khi nhà có trẻ sơ sinh

Nuôi thú cưng thế nào khi nhà có trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh? Bố mẹ cần tuân thủ những quy tắc sau để đảm bảo an toàn cho bé:

  • Không bao giờ được để bé sơ sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 3 tuổi ở một mình với vật nuôi. Trẻ mới biết đi có thể rất tò mò, thích cầm nắm,…, những hành động này có thể khiến vật nuôi cảm thấy khó chịu và phản kháng lại khiến trẻ bị thương. Trẻ sơ sinh thì luôn cần sự giám sát của bố mẹ và tuyệt đối không được để trẻ ở một mình với thú cưng, đặc biệt thú có tính cách dữ dằn thì cần được rọ mõm;
  • Dạy trẻ không chia sẻ thức ăn với thú cưng để đảm bảo vệ sinh;
  • Không bao giờ để chăn gối nệm hoặc cũi của bé ở gần bất kỳ vật nuôi nào để tránh các vấn đề về lông thú và vệ sinh.

Lưu ý về các loại bệnh từ vật nuôi

Việc nuôi thú cưng có thể tiềm ẩn một số nguy cơ lây bệnh từ thú sang người như nhiễm giun móc, rận, bọ chét, bọ ve và bệnh thủy đậu. Đặc biệt, các loại bọ đều mang trong mình những loại khuẩn nguy hiểm và có thể truyền qua người cũng như thú nuôi mỗi khi chúng hút máu. Thế nên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả gia đình khi nuôi thú cưng thì bố mẹ nên thực hiện tốt các việc dưới đây:

  • Xổ giun cho mèo định kỳ, mỗi lần cách nhau từ 2 đến 6 tháng; xổ giun cho chó 3 tháng một lần với thuốc hydatid;
  • Tắm cho thú cưng thường xuyên bằng sữa tắm, xà phòng chuyên dụng có khả năng diệt trừ ký sinh trùng như bọ chét, rận, bọ ve;
  • Cho thú cưng ăn đồ ăn đã được nấu chín, không nên cho thú ăn đồ sống vì có thể khiến bản tính của chúng hung hăng hơn;
  • Không thả rông chó lang thang trên đường phố, khi dắt chó đi dạo cần đeo xích chắc chắn và đeo rọ mõm cho chó bất kể là chó lớn hay chó nhỏ;
  • Luôn rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi chơi đùa hoặc sờ chạm vào thú cưng;
  • Bát ăn uống của thú cưng cần được rửa sạch sẽ thường xuyên sau mỗi bữa ăn và được sắp xếp ở một vị trí riêng biệt;
  • Chuồng của thú cưng cần được làm sạch, diệt ký sinh trùng hằng tuần;
  • Sắp xếp thú cưng ở xa phòng ngủ của trẻ;
  • Tuyệt đối không cho thú cưng liếm lên mặt trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh;
XEM THÊM:  SỮA TẮM TRÀ XANH

Lưu ý khi thú cưng bị ốm bệnh

Nếu thú cưng có biểu hiện ốm bệnh, bố mẹ cần nhanh chóng đưa chúng đi gặp bác sĩ thú y để biết được chúng đang mắc chứng bệnh gì, có thể lây nhiễm sang người hay không để có thể đảm bảo an toàn cho cả gia đình cũng như thú cưng.

Bố mẹ phải làm sao nếu trẻ bị dị ứng động vật

Tình trạng dị ứng với vật nuôi hiện khá phổ biến. Cơ thể của trẻ có thể bị kích thích dị ứng bởi nước bọt của chó, hoặc tuyến bã trên da mèo. Các tác nhân gây dị ứng này có thể tồn tại trong nhà lên tới 6 tháng ngay cả khi bố mẹ đã ngưng nuôi động vật. Thế nên, nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng với động vật thì bố mẹ nên tìm cho thú cưng một ngôi nhà mới để có thể đảm bảo chất lượng cuộc sống cho cả gia đình và thú cưng.

MEBESHOP hy vọng rằng, sau khi tham khảo bài viết này bố mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “Nên nuôi thú cưng thế nào khi nhà có trẻ nhỏ?” để có thể tận dụng được lợi ích mà thú cưng đem lại cho trẻ mà vẫn có thể đảm bảo được chất lượng cuộc sống cũng như an toàn sức khỏe cho con, cho cả gia đình và những người bạn nhỏ.